Món ăn đặc trưng của ngày Lễ Chuseok

chuseok1
Bánh gạo hình bán nguyệt Songpyeong

Chuseok – Ngày lễ Tạ ơn của người Hàn Quốc, được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng của Hàn Quốc. Thậm chí còn có câu nói: “Chả cần ước gì cả, chỉ cần ngày nào cũng như Chuseok là được.” Ngày lễ này diễn ra vào mùa thu, mùa thu hoạch là thời điểm mà mọi người đều được ấm no và nghỉ ngơi sau những ngày mùa làm việc vất vả. Vào ngày lễ Chuseok, các gia đình đoàn tụ và sum vầy bên nhau để làm bánh songpyeon (bánh hình bán nguyệt) và thưởng thức japchae (miến xào rau củ) cũng như các món ăn truyền thống đặc trưng khác của Hàn Quốc vào ngày lễ.

Để chúc mừng lễ Chuseok như một người Hàn Quốc, du khách thử làm 1 trong 6 món ăn truyền thống đặc trưng này của Hàn Quốc này nhé. Hãy làm và chia sẻ công thức những món ăn này với gia đình của mình để cùng trải nghiệm ngày lễ này tại nhà!

Bánh gạo dai và thơm ngon, songpyeon

chuseok2
Five-colored songpyeon (Ảnh: Quỹ Ẩm thực Hàn Quốc)

Songpyeon là một trong những món ăn tinh túy nhất thường xuất hiện tại mỗi gia đình trong ngày lễ Chuseok. Songpyeon chỉ là một loại bánh gạo; được làm từ bột gạo với lớp nhân làm từ đậu, đường và các nguyên liệu bổ dưỡng khác sau đó bánh được hấp. Bánh gạo này có tên và hương vị đặc trưng là do được hấp trên một lớp lá thông tươi (“song” tiếng Hàn Quốc có nghĩa là cây thông ). Hình dáng và nhân của bánh songpyeon được làm tùy theo vùng miền, nhưng loại bánh phổ biến nhất thường có hình bán nguyệt với kích thước vừa miếng.

Làm bánh songpyeon

chuseok3
chuseok4 

1. Trộn bột gạo không dính với nước nóng để làm bột nhào.
2. Cán dẹp bột thành từng miếng tròn và tạo 1 vết lõm ở giữa. Cho nguyên liệu mà bạn thích vào chỗ lõm rồi nặn bọc kín các bên vào với nhau.
3. Để làm songpyeon có hình bán nguyệt, đầu tiên hãy tạo các miếng bột có hình khối, dùng ngón trỏ và ngón cái nặn và tạo hình ở các cạnh của chiếc bánh thành hình bán nguyệt.
4. Đặt một lớp lá thông tươi dưới đáy nồi hấp và đặt các miếng songpyeon đã hoàn thiện lên trên lớp lá thông trong nồi hấp. Hấp bánh ở nhiệt độ cao.

☞  Công thức làm bánh songpyeon

Hương vị đậm đà của Jeon

chuseok5
Haemul pajeon (Ảnh: Quỹ Ẩm thực Hàn Quốc)

Có rất nhiều loại jeon (bánh kếp) mà du khách có thể được nhin thấy trong các mùa lễ hội của Hàn Quốc. Jeon được làm bằng cách trộn các loại nguyên liệu ưa thích với một lớp bột mỏng sau đó chiên lên với 1 chút dầu ăn. Các nguyên liệu này được dùng sẽ có hương vị hoàn toàn khác nhau. Jeon có thể được làm với một nguyên liệu duy nhất như dongtae jeon (bánh kếp nướng cá minh thái) và hobak jeon (bánh kếp chiên giòn với bí ngồi), hai là, được làm từ hai hoặc ba loại nguyên liệu như haemul pajeon (bánh kếp hải sản và hành lá) và kimchi jeon (bánh kếp kimchi).

Làm bánh jeon

chuseo6
chuseok6

1. Rửa sạch sẽ hành lá rồi cắt thành những khúc nhỏ khoảng 10cm.
2. Trộn trứng, nước và bột bánh kếp Hàn Quốc để làm bột chiên.
3. Nhào bột 1 lần nữa cho nhuyễn rồi cho thêm nguyên liệu (lá thơm, cà rốt, tôm, mực, v…v) vào và trộn đều lên.
4. Đổ hỗn hợp vừa trộn vào chảo dầu và chiên đến khi các cạnh chín vàng. Lật bánh và tiếp tục chiên mặt còn lại.

Công thức làm bánh pajeon

Japchae – Sự hòa quyện của thịt, rau củ và miến

chuseok7
Japchae (Ảnh: Quỹ Ẩm thực Hàn Quốc)

Japchae cũng là một món ăn khác thường xuất hiện trong các ngày lễ của Hàn Quốc. Japchae là một từ ghép của Hàn Quốc, trong đó “jap” có nghĩa là trộn, và “chae”  đến từ cụm từ “chaeso” có nghĩa là rau củ. Japchae thường được chế biến bằng cách trộn nhiều loại rau củ cùng với thịt và miến.

Japchae trông có vẻ là một món ăn dễ chế biến, thế nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều công đoạn. Mỗi loại rau củ đều phải được cắt đều thành từng miếng nhỏ và được xào riêng bằng lửa nhỏ rồi mới đưa vào xào cùng các nguyên liệu khác. Điều này tốn khá nhiều thời gian, nhưng khi được thưởng thức sự hòa quyện hương vị ngon tuyệt vời của các nguyên liệu, du khách sẽ cảm nhận được món ăn này.

Chế biến Japchae

chuseok8
chuseok9

1. Ngâm miến với nước sôi trong vòng 8 phút.
2. Nhúng miến đã ngâm vào nước lạnh và vò sạch bằng tay, để ráo nước sau khi rửa.
3. Cắt thịt và các nguyên liệu rau củ rồi sau đó đem xảo riêng từng loại.
4. Trộn miến đã ráo nước với nước sốt gia vị và đun bằng lửa nhỏ. Tắt lửa sau khi miến đã hấp thu nước sốt.
5. Trộn miến đã được nêm gia vị với các loại rau củ đã xào để hoàn thiện món ăn

Công thức chế biến japchae 

Món ăn chay giàu dinh dưỡng, bibimbap

chuseok10
Bibimbap

Bibimbap có lẽ là món ăn của Hàn Quốc được nhiều người nước ngoài biết đến nhất. Nhìn qua đã thấy món ăn rất hấp dẫn nhờ các nguyên liệu chế biến chính, đại diện cho năm màu truyền thống của Hàn Quốc (trắng, vàng, xanh lá, đỏ và đen). Do được làm từ nhiều loại rau củ khác nhau, nên món ăn cũng được xem là một lựa chọn tuyệt vời đối với những người luôn thật sự quan tâm đến sức khỏe. Với xu thế ăn chay đang dần phát triển mạnh trong thế giới ẩm thực ngày này, bibimbap cũng càng ngày càng trở nên nối tiếng hơn.

Chế biến bibimbap

chuseok11
chuseok12

1. Cắt rau củ thành từng miếng vừa ăn. Trong lúc cắt rau củ, đầu bếp có thể tiến hành nấu mầm đậu cùng lúc.
2. Xào rau củ đã cắt theo trình tự từ các loại có màu đậm đến loại có màu nhạt. Có thể tiến hành chiên chút thịt trong lúc xào.
3. Sau khi xào xong, chiên ốp la một quả trứng.
4. Sắp xếp đều các nguyên liệu lên một cái bát nhỏ.

Công thức chế biến bibimbap

Món ăn ưa chuộng của khách du lịch – bulgogi

chuseok13
Bulgogi (Ảnh: Quỹ ẩm thực Hàn Quốc)

Bulgogi là món ăn được cả người Hàn Quốc và nước ngoài ưa thích. Những miếng thịt sắt mỏng và rau củ được trộn với nhau với một hỗn hợp nước xốt ngọt là một lựa chọn hoàn hảo cho những người không chịu được các món ăn cay nóng.

Chế biến bulgogi

chuseok14
chuseok15

1. Sắt nhỏ rau củ (cà rốt, hành tây, v.v..) thành từng miếng vừa ăn.
2. Ướp thịt với một hỗn hợp nước sốt ngọt làm từ nước, nước mắm, tỏi, lê (có thể thay bằng dứa), dầu vừng và đường.
3. Xào thịt đã ướp với rau củ với chế độ vừa lửa khi xào.

Công thức chế biến bulgogi 

Món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc, kim chi cay và giòn

chuseok16
Kimchi

Kim chi là món ăn truyền thống nổi tiếng nhất của Hàn Quốc, món ăn này được coi là món đặc trưng, biểu tượng của người Hàn Quốc vì là món ăn đi kèm các bữa ăn, cũng như luôn có mặt trong hầu hết các bữa ăn tại đất nước này. Tùy theo nguyên liệu, cách thức chế biến và thời gian lên men, mỗi loại kim chi lại có hương vị đặc trưng riêng. Khi ăn, món kim chi thường làm cho người ăn cảm giác giòn khi cắn và càng nhai thì càng thấy độ đậm đà.

Chế biến kimchi

chuseok17
chuseok18

1. Chuẩn bị một cải thảo muối, cải thảo, và gia vị nêm (ớt đỏ Hàn Quốc, nước mắm cá cơm lên men, tôm muối, gừng, tỏi, bột gạo nếp, bột cá cơm và nước cốt mận).
2. Trộn cải thảo và các nguyên liệu đã được nêm gia vị cùng với nhau. Có thể thêm vào ớt đỏ Hàn Quốc nếu muốn màu sắc của kim chi nhìn đậm đà hơn.
3. Giữ cho cải thảo nghiêng với góc 45 độ, rồi lần lượt tách riêng từng lá cải thảo ra. Bắt đầu từ ở giữa, rải từng lá cải thảo thành từng lớp và phủ đầy gia vị lên trên. Cứ làm như vậy, lập lại các bước cho đến lớp ngoài cùng.