Trung tâm trải nghiệm Sochang & Joyang Bangjik – Tiếng dệt vải Sochang vang rền khắp đảo

sochang 1Sunja ngắm mẹ dệt vải

Có một cô gái tên là Sunja sống ở phía Nam đảo Ganghwado. Mỗi buổi sáng cô đều đặn đi đến nhà máy vải sochang làm việc. Sochang còn gọi là lụa Ganghwa, là một loại vải bông thưởng được sử dụng cho tã trẻ em hoặc lót chăn. Sunja có một đôi tay thành thạo như mẹ cô – người dệt thảm hwamunseok (cây lác) thiện nghệ.
Vậy nên khi một kỹ thuật viên sản xuất dệt may tên là Ma Jin-su mở nhà máy Pyeonghwajikmul để sản xuất vải sochang, anh ta đã đề nghị Sunja đến làm việc tại nhà máy của mình. Làm vải sochang đòi hỏi một quá trình rất nhiều công sức. Bạn vừa phải sản xuất sợi, rồi tẩy, hồ bột và phơi khô vải.

Chỉ khô được quấn trên ống chỉ, và sau đó được dệt thành vải cotton sochang. Sunja rất thích nhìn ngắm những thước chỉ hồ bột treo trên cột dài ngoài trời. Cô ấy nghĩ những sợi chỉ đong đưa trong gió hệt như những sợi mỳ. Vải cotton Sochang rất nổi tiếng và bán vô cùng đắt hàng. Có rất nhiều nhà máy sochang đa dạng ngoài Pyeonghwajikmul. Nhà máy sochang đầu tiên là Joyangbangjik.

sochang 2Sunja kiểm tra những cuộn vải sochang thành phẩm

Người ta bảo rằng điện và đường dây điện thoại được đưa đến đảo là nhờ việc mở cửa của Joyangbangjik. Một nhà máy khác tên là Simdojikmul mở cửa vào năm 1947 và tuyển đến 1,200 công nhân. Hàng năm một cuộc thi được tổ chức trên 60 nhà máy vải sochang trên đảo, và Sunja đã 3 năm liên tiếp thắng giải với danh hiệu “Miss Sochang.” Sunja rất tự hào về danh hiệu này. Đảo Ganghwado nổi tiếng bởi chất lượng vải cotton hàng đầu Hàn Quốc, vậy nên danh hiệu số một tại Ganghawdo cũng có nghĩa là đứng đầu toàn quốc rồi.
Đảo Ganghwado có hơn 800 năm lịch sử sản xuất vải. Kể từ thế kỷ thứ 13 khi Vương quốc Goryeo dời đô đến hòn đảo. Người dân địa phương đã phải làm việc ngày đêm để dệt vải và thảm hwamunseok (một sản phẩm địa phương của Đảo Ganghwado). Nhờ chất lượng xuất sắc của những sản phẩm địa phương này mà họ đã rất nổi tiếng trên những nước trong khu vực. Nhờ vào công nghệ sản xuất vải cotton sochang mà dân số của hòn đảo đã chạm tới mốc 100,000, và vải sochang cũng được xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc. Mỗi sáng và mỗi tối, đường phố quanh những nhà máy sochang đông kín các phương tiện đi lại mà công nhân nhà máy sử dụng. Gần các góc phố cũng mọc lên nhiều phòng tắm hơi và nhà trọ từ khi công nhân nhà máy thường ghé phòng xông hơi để rửa sạch bụi và sợi, vài công nhân còn ở lại luôn các phòng trọ như khách dài hạn. Tuy nhiên khi những loại vải nhân tạo như nylon được sản xuất và các nhà máy dệt kiểu hiện đại được mở ở Daegu thì những nhà máy vải cotton sochang ở Đảo Ganghwado lần lượt đóng cửa và bị bỏ bê. Hàng thập kỷ sau, âm thanh sản xuất một lần nữa lại tràn ngập không khí trong khu vực. Nhà máy Pyeonghwabangjik nơi Sunja làm việc và tòa nhà văn phòng được chuyển thể thành Trung tâm Trải nghiệm Vải Sochang. Thêm vào đó, nhà máy Joyangbangjik nơi anh em họ của Sunja đã làm việc giờ đây trở thành quán café. Bàn làm việc dài biến thành bàn cà phê và những bức tường gần như sụp đổ được cải tạo thành không gian trưng bày. Ngày nay, mọi người ghé thăm quán cà phê tái dựng từ nhà máy vải để trò chuyện và uống cà phê, ăn bánh tại bàn làm việc. Tuổi trẻ Sunja đã được hồi sinh và nhà máy sản xuất vải bông sochang lại một lần nữa được ra đời.

sochang 3Mặt trước của Trung tâm Trải nghiệm Vải Sochang

%E1%BA%A3nh 1Một máy dệt trưng bày tại Trung tâm Triển lãm Vải Sochang | Hoạt động miễn phí — đóng dấu tay lên vải sochang

%E1%BA%A3nh2Bông – nguyên liệu chính của vải sochang | Vải Sochang nhiều màu

sochang 8 1Joyangbangjik, một quán cà phê chuyển thể từ nhà máy vải

%E1%BA%A3nh 3Cửa vào Joyangbangjik | Quán cà phê và phòng triển lãm Joyangbangjik | Không gian ngoài trời trên tầng 2

%E1%BA%A3nh 5Phòng vệ sinh nữ tại quán cà phê Joyangbangjik – một không gian chụp ảnh tuyệt vời | Trà dâu tằm đá và bánh cà rốt

sochang 14

(Nguồn: http://english.visitkorea.or.kr/enu/ATR/SI_EN_3_6.jsp?cid=2623848)