Nằm ở quận Magok, Gangseo-gu, Seoul, Vườn bách thảo Seoul là một “khu rừng tự nhiên” khổng lồ nằm ở giữa thành phố. Diện tích của khu vực này là 504.000 mét vuông tương đương với diện tích của 70 sân bóng đá cộng lại. Thật không nói quá khi nơi đây được nhận định là một “bước đột phá” nằm ở giữa thủ đô Seoul. Thời gian bắt đầu xây dựng Vườn bách thảo Seoul là từ tháng 11 năm 2015 và tổng chi phí dự án lên tới 215,6 tỷ won. Từ khi bắt đầu mở cửa tạm thời thì du khách đã bắt đầu ghé thăm với số lượng cực lớn. Theo các báo cáo thống kê thì có tới 2,5 triệu lượt người đã đến đây khi mới chỉ đang mở cửa tạm thời.
Vườn bách thảo Seoul là công viên thực vật đầu tiên được công nhận ở Hàn Quốc. Mô hình công viên bách thảo nổi tiếng được biết đến rộng rãi như Singapore Botanic Garden với thảm thực vật đa dạng, giới thiệu và cung cấp kiến thức về sinh vật học. Trên thực tế thì Vườn bách thảo Seoul cũng đã đạt tiêu chuẩn tương đương với Eden Project (Anh Quốc) và Singapore Botanic Garden. Vườn bách thảo Seoul được chia thành 4 khu chủ đề: Khu rừng nhiệt đới mở, vườn thực vật, vườn hồ và vườn ngập nước. Khu rừng mở là lối vào vườn thực vật đồng thời ở đây sẽ cung cấp thông tin các dịch vụ cho du khách. Khu chủ đề của khu vườn có 2 phần chính đó là trung tâm văn hoá thực vật (khu nhà kính) và một khu vườn chủ đề ngoài trời. Vườn hồ có đài quan sát dọc ven hồ nên rất dễ dàng quan sát hệ thực vật ở vùng ngập nước. Vườn ngập nước là điểm giao thoa giữa Vườn bách thảo Seoul và sông Hàn nên rất thích hợp để du khách đi dạo.
Đi qua khu rừng mở, du khách sẽ đến với nhà trung tâm có rất nhiều loại thực vật nổi bật. Nhà kính được thiết kế hình mái vòm, có các ô đan xen giống như tấm lưới. Nhìn từ xa thì khu nhà kính trung tâm giống như một đĩa bay UFO đáp xuống giữa trung tâm thành phố. Về kết cấu thì Trung tâm thực vật có 2 tầng hầm và 4 tầng trên mặt đất, đường kính 100 mét và rộng 7.600 mét vuông tương đương diện tích của 1 sân bóng đá. Chiều cao của Trung tâm là 28 mét tương đương với 1 toà nhà 8 tầng.
Khi bước vào tầng 1 , bạn sẽ cảm nhận được ngay một mùi hương đặc trưng của khu rừng. Bên trái có một cây đa đứng sừng sững chào đón du khách. Trung tâm văn hoá thực vật được chia thành: khu nhiệt đới và khu Địa Trung Hải với thiết kế đặc biệt tạo ra góc nhìn ba chiều để ngắm các loại thực vật đến từ 12 thành phố trên khắp thế giới có 2 đặc điểm khí hậu này. Một số loại thực vật đặc biệt có ở đây đó là Súng nia – được phát hiện lần đầu ở Amazon, cây Bao báp từng xuất hiện trong tiểu thuyết “Hoàng tử bé”, cây cau vua, cây bồ đề mà Đức Phật ngồi dưới để học, cây Bao báp Úc nguồn gốc từ Queensland và cây ô liu ở Tây Ban Nha.
Phong cảnh nơi đây rất độc đáo với các lối kiến trúc đặc trưng ở châu Âu như thiết kế không gian thủy sinh ở Barcelona (Tây Ban Nha), khu vườn lát gạch Rome (Italia) và một đài phun nước trang trí bằng gạch ô Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi đây là địa điểm hẹn hò lý tưởng bởi khung cảnh lãng mạn. Các du khách ghi lại cảnh quan ở đây bằng cả điện thoại và máy ảnh kỹ thuật số. Khu vực đi bộ trên cầu kính cũng đặc biệt thu hút bởi từ đây bạn có thể quan sát toàn bộ Trung tâm văn hoá thực vật, ngắm nhìn các thân cây gỗ lớn.
Tiếp theo, khi ra khỏi trung tâm văn hoá thực vật thì sẽ đến với khu vườn chủ đề. Đây là không gian du khách có thể trải nghiệm văn hoá Hàn Quốc truyền thống và hiện đại với 8 chủ đề: Vườn gió, vườn ký ức, vườn lời mời, vườn của nông dân, vườn hiện tại, vườn suy tưởng, vườn trị liệu và vườn nhiệt đới. Ở đây cũng có các loài cây đặc trưng của Hàn Quốc như cỏ bạc, cỏ lau hồng, cây hồng đậu, hoa villosa, cây lê nashi, cây thông, cây mận à cây dạ quang.
Các công trình cơ sở vật chất tại Trung tâm văn hoá thực vật được sắp xếp rất thú vị. Ở tầng 1 có một quán cà phê nhỏ, ngồi thưởng thức đồ uống ở đây giống như ngồi giữa khu vườn nhà uống trà. Một hoạt động trải nghiệm rất thú vị của trung tâm đó là “vay hạt giống” trong thư viện hạt. Sau khi vay một hạt giống trong cuốn sách bất kỳ, bạn có thể trồng và thu hoạch, sau đó trả lại vào thời gian nào hay số lượng bạn thích. Dự án là một cơ hội giúp du khách sống ở nhiều thành phố khác nhau được tiếp xúc với các loại cây mới. Trong thư viện thực vật có tới 10.491 cuốn sách liên quan đến thực vật nằm ở tầng 2.
Vườn bách thảo Seoul mở cửa từ 9:30 sáng đến 6:30 chiều (5 giờ chiều từ tháng 11 đến tháng 2) và vườn chính (trung tâm văn hóa thực vật, vườn chủ đề) đóng cửa vào thứ Hai. Phí vào cửa là 5.000 won dành cho người lớn, 3.000 won cho thanh thiếu niên và 2.000 won cho trẻ em.
Bảo tàng Lịch sử thuộc địa
Bảo tàng Lịch sử thuộc địa là bảo tàng chủ đề thời kỳ Hàn Quốc là thuộc địa của Nhật Bản đầu tiên trên khắp cả nước. Nó được khai trương tại Cheongpa-dong, Yongsan-gu, Seoul vào ngày 29 tháng 8 năm 2018 để kỷ niệm 108 năm Hiệp ước Nhật Bản – Triều Tiên. Bảo tàng đã tồn tại 11 năm kể từ khi ủy ban xây dựng được thành lập. Nơi này được xây dựng trong không gian 460 m2 trên tầng một và tầng hai của tòa nhà năm tầng thuộc Viện nghiên cứu Văn vật Quốc gia. Hội trường triển lãm thường trực trên tầng hai chứa đầy các tài liệu bao gồm lịch sử của phong trào kháng chiến Nhật Bản và cuộc vận động độc lập.
Bên trong bảo tàng Lịch sử thuộc địa (nguồn: VisitKorea)
Bảo tàng được xây dựng nhân dịp Cha sứ Song Ki-In (chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Sự Thật và Hòa Giải) quyên góp toàn bộ 200 triệu won tiền lương hai năm tại nhiệm. Kể từ đó, các hội đồng dân sự, các nhà hoạt động độc lập và giới học thuật đã lần lượt tham gia bao gồm cả Viện nghiên cứu văn vật quốc gia và Hội đồng Xúc tiến bồi thường nạn nhân Chiến tranh Thái Bình Dương. Trước khi mở cửa, hơn 10.000 người trong đó có 4.500 nhà quảng cáo cùng góp sức cho chiến dịch xây dựng bảo tàng và gây quỹ tới 1,65 tỷ won. Con cái của các nhà hoạt động độc lập và gia đình tang quyến bị huy động cưỡng chế thời trước cũng tham gia chiến dịch, đồng thời, hội đồng dân sự và giới học thuật liên quan lịch sử kháng chiến chống Nhật Bản quyết tâm thành lập một “bảo tàng lịch sử thực dân” và gây quỹ hơn 100 triệu won.
Bảo tàng lịch sử thuộc địa tập hợp các tài liệu về hành vi man rợ của Nhật Bản (nguồn: VisitKorea)
Phòng triển lãm thường trực được chia làm bốn phần: Tại sao Nhật Bản xâm lược Bán đảo Triều Tiên, Điều gì đã xảy ra ở Bán đảo Triều Tiên, Chiến tranh xâm lược của Nhật Bản, Cuộc sống khác nhau của một Kỷ nguyên thân Nhật và kháng Nhật, Sức mạnh để vượt qua quá khứ, Chúng ta cần làm gì ? Nếu bạn nhìn vào các hiện vật trưng bày theo lối đi, bạn có thể theo dõi lịch sử xâm lược của Nhật Bản, tội ác của nhóm thân Nhật, lịch sử đấu tranh kháng Nhật, và ảnh hưởng còn sót lại của 35 năm thuộc địa đối với thế hệ sau.
Huy chương và Hiệp ước Bảo hộ Nhật Bản – Triều Tiên (nguồn: VisitKorea)
Các huy chương và Hiêp ước bảo hộ Nhật Bản – Triều Tiên đã đánh dấu một bước tiến đặc biệt được ghi nhận bởi Kwon Joong-hyun vẫn được lưu giữ cẩn thận. Đến giờ huy chương vẫn còn sáng bóng và các chữ cái trên tuyên ngôn độc lập vẫn rất rõ ràng. Sau khi cưỡng chế bảo hộ, Kwon Joong-hyun được bổ nhiệm làm cố vấn cho Hội đồng Trung ương, một cơ quan tư vấn cho Chính phủ Nhật Bản tại Toàn Quyền Triều Tiên và nhận trợ cấp mỗi năm là 1.600 won cho đến tận năm 1920. Vào tháng 1 năm 1907, ngay sau khi Thiên hoàng Gojong trong thư mật khẳng định rằng Hiệp ước Nhật-Hàn Quốc năm 1905 không có hiệu lực được công bố trên tờ Nhật báo Đại Hàn, ông đã bị bắn bởi Na In-Young và Oh Ki-Ho. Đây chính là những người đã cố gắng ám sát hội đồng hiệp ước Eulsa. Tuy nhiên, cuộc ám sát bất thành, ông vẫn còn sống.
Di thư của Thống đốc Terauchi (nguồn: VisitKorea)
Các tác phẩm được truy tặng của Hoàng đế Sunjong và Thống đốc Terauchi cũng được trưng bày. Bản gốc Sắc lệnh hoàng đế của Sunjong tuyên bố rằng ông sẽ bàn giao chủ quyền quốc gia bản khắc đá. Trên đó viết rằng: “Tôi trao chủ quyền quốc gia cho Hoàng đế Nhật Bản, một quốc gia láng giềng mà tôi tin tưởng và dựa vào.” Di thư của thống đốc Terauchi tiết lộ chính sách của chính phủ ban hành khi Masatake Terauchi được bổ nhiệm trở thành thống đốc đầu tiên của Toàn Quyền Triều Tiên. Ông nhấn mạnh tính hợp pháp của hiệp ước : “Tôi chấp nhận việc chuyển giao chủ quyền để đáp ứng những mong muốn của cựu nguyên thủ quốc gia Hàn Quốc.”
Nhà tù giam giữ nhà hoạt động độc lập cũng được tái hiện lại (nguồn: VisitKorea)
Ngoài ra, các tài liệu quý hiếm như ấn bản đầu tiên của Tuyên ngôn Độc lập ngày 1 tháng 3 và các tài liệu liên quan đến quân y của Donghak cũng được trưng bày ở đây. Du khách có thể nhìn thấy đồ dùng của Cha Ri-seok – cựu Cố vấn Nhà nước của Chính phủ lâm thời Hàn Quốc hay Kim Sang-deok – cựu Bộ trưởng Văn hóa đồng thời Chủ tịch Ủy ban Điều tra đặc biệt hoạt động chống phá dân tộc, Chae Choong-sik của Liên minh kiến quốc và Cho Moon-ki – kẻ cầm đầu trong vụ đánh bom chính phủ. Ở bảo tàng có gần 70.000 bộ sưu tập, bao gồm 400 tác phẩm được trưng bày và các bản ghi chép được lưu trữ.
Giờ tham quan Bảo tàng Lịch sử thuộc địa sẽ mở cửa từ 10:30 sáng đến 6:30 chiều (cuối tuần tháng 6 sẽ được rút ngắn từ 12 giờ trưa đến 5 giờ chiều) Thứ hai, ngày 1 tháng 1, ngày nghỉ lễ và Ngày quốc tế lao động. Phí vào cửa là 3.000 won cho người lớn và 1.500 won cho thanh thiếu niên (miễn phí cho đến ngày 29 tháng 8 năm 2021).
※ Thông tin trên được cập nhật vào tháng 6 năm 2021 và có thể thay đổi sau đó, nên vui lòng kiểm tra trước khi đi du lịch.
※ Các thông tin như văn bản, hình ảnh và video được sử dụng trong bài viết này thuộc bản quyền của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc, nghiêm cấm sử dụng trái phép.